Ảnh minh họa.
Trong 7 tháng đầu năm 2022, người dân gửi thêm hơn 32,500 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng, tương đương mức gần 1,565 tỷ đồng mỗi ngày…
Số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến hết tháng 7/2022, tổng số dư tiền gửi của dân cư tại các ngân hàng khoảng 5,629 triệu tỷ đồng, tăng 6.2% so với cuối năm 2021.
Nếu tính theo số tuyệt đối, trong 7 tháng đầu năm 2022, người dân đã gửi thêm hơn 328,500 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng, tương đương cứ mỗi ngày, người dân gửi gần 1,565 tỷ đồng vào các ngân hàng. Con số này cũng cao hơn nhiều so với mức tăng bình quân 726 tỷ/ngày của cùng kỳ năm 2021 và gần 1,200 tỷ/ngày những tháng đầu năm 2020.
Giới chuyên môn cho rằng nguyên nhân chính khiến số dư tiền gửi của người dân tại hệ thống ngân hàng tăng mạnh là do mặt bằng lãi suất huy động nâng lên đáng kể.
Ở thời điểm gần cuối tháng 9/2022, nhiều ngân hàng đưa ra mức lãi suất 7%/năm cho các khoản tiền gửi của khách hàng cá nhân có kỳ hạn trên 6 tháng. Trái lại, trong các năm 2020 và 2021, hiếm ngân hàng đưa ra mức lãi suất 7%/năm.
Quay lại với số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại hệ thống ngân hàng cũng tăng thêm gần 121,000 tỷ đồng, tương đương tăng 2.13% so với cuối năm 2021.
Đáng chú ý, mặc dù tiền gửi của tổ chức kinh tế vẫn tăng so với hồi đầu năm nhưng tốc độ tăng trưởng chậm lại đáng kể. Những năm trước, mức tăng bình quân số dư tiền gửi của nhóm khách hàng tổ chức tại hệ thống ngân hàng đều đạt xấp xỉ 200,000 tỷ đồng sau nửa đầu năm.
Một điểm cần quan tâm nữa là, xét riêng trong 7/2022, tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm tới hơn 83,500 tỷ đồng so với cuối tháng 6/2022. Đồng thời, giữa bối cảnh lãi suất huy động tăng nhanh như đã nói, thế nhưng tiền gửi của cư dân cũng chỉ nhích tăng thêm 9,600 tỷ đồng. Điều này kéo theo tổng tiền gửi tại hệ thống ngân hàng đã giảm ròng 73,900 tỷ đồng so với tháng liền trước.
Thu Xuân